I. Lịch sử hình thành.
1. Lịch sử hình thành:
Năm 1976, huyện Xuân Lộc được thành lập thuộc tỉnh Đồng Nai nên đơn vị có tên gọi là VKSND huyện Xuân Lộc. Đến ngày 01/7/1991, có sự chia tách về địa giới hành chính, huyện Xuân Lộc cũ tách thành huyện Long Khánh và huyện Xuân Lộc nên đơn vị có tên gọi là VKSND huyện Long Khánh. Ngày 21 tháng 8 năm 2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 97/2003/NĐ.CP thành lập thị xã Long Khánh nên đơn vị có tên gọi là VKSND thị xã Long Khánh cho đến nay.
2. Biên chế của đơn vị:
Số lượng biên chế tại đơn vị giao 19 biên chế và có 02 đồng chí là hợp đồng lao động (01 đồng chí bảo vệ; 01 đồng chí tạp vụ);
3. Địa chỉ:
Đường Cách mạng tháng 8, khu phố 2, phường Xuân An, thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.
4. Số điện thoại: 02513. 877 211; Fax: 02513. 782 577
5. Ban lãnh đạo Viện:
- Viện trưởng: Nguyễn Phước Vinh
- Phó Viện trưởng: Nguyễn Anh Tuấn
- Phó Viện trưởng: Hồ Văn Trung
II. TÌNH HÌNH ĐỊA PHƯƠNG:
1. Vị trí: Nằm ở phía Đông của tỉnh Đồng Nai, dọc trên Quốc lộ 1A cửa ngõ vào thành phố Hồ Chí Minh, phía Bắc giáp huyện Định Quán, phía Nam giáp huyện Cẩm Mỹ, phía Đông giáp huyện Xuân Lộc, phía Tây giáp huyện Thống Nhất.
2. Tổng diện tích tự nhiên: 195 km2
3. Dân số: 200.000 người; Mật độ: 930 người/km2
4. Thị xã có 15 đơn vị hành chính có 6 phường và 9 xã gồm: Phường Xuân Bình, phường Xuân An, phường Xuân Hòa, phường Xuân Trung, phường Xuân Thanh, phường Phú Bình, xã Bàu Trâm, xã Bảo Vinh, xã Bảo Quang, xã Suối Tre, xã Xuân Lập, xã Bàu Sen, xã Xuân Tân, xã Hàng Gòn và xã Bình Lộc.
5. Đặc điểm địa phương:
+ Thị xã Long Khánh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tiếp giáp với vùng kinh tế chiến lược Đông Nam bộ, Cao nguyên và Miền Trung có nhiều tuyến đường giao thông quốc gia đi qua, có vị trí rất quan trọng về các mặt chính trị- kinh tế - xã hội và an ninh- quốc phòng đối với tỉnh và cả khu vực.
+ Thị xã Long Khánh là đầu mối giao lưu hàng hóa với các tỉnh Bình Thuận, Lâm Đồng, Phú Yên...là điều kiện cho phát triển thương mại-dịch vụ.
+ Khoáng sản có Puzlan trữ lượng lớn làm phụ gia cho xi măng.
+ Là Thị xã có diện tích đất đai màu mỡ thuận lợi cho phát triển các loại cây công nghiệp, cây ăn trái, cây có giá trị kinh tế cao, có khả năng xuất khẩu đó là : cao su, cà phê, chôm chôm, sầu riêng...
Đã quy hoạch 2 khu công nghiệp: Khu công nghiệp Long Khánh diện tích khoảng 264 ha và khu công nghiệp Suối Tre diện tích khoảng 150 ha nằm trên địa bàn thị xã và thu hút được 4 dự án đầu tư nước ngoài, một số doanh nghiệp nhà nước, trên 100 doanh nghiệp ngoài quốc doanh...
Cơ cấu kinh tế: Dịch vụ chiếm 56,8%;Công nghiệp-Xây dựng chiếm 31,4%; Nông-Lâm nghiệp-Thủy sản chiếm 11,8%
Thu nhập bình quân đầu người (gdp/người) năm 2015 đạt 77 500 000 vnđ.
Ngày 24/01/2015, thị xã Long Khánh và huyện Xuân Lộc là đơn vị đầu tiên của cả nước được Thủ tướng trao bằng công nhận danh hiệu “Nông thôn mới”.
Ngày 30 tháng 12 năm 2015, thị xã Long Khánh được công nhận là đô thị loại III